Còi xương ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Để con được phát triển toàn diện và khỏe mạnh, phụ huynh cần nắm được cách phòng tránh bệnh cũng như lưu ý các dấu hiệu còi xương ở con để nhận biết sớm và điều trị.

Đầu tiên, cần đính chính lại một hiểu lầm rất lớn của nhiều bậc phụ huynh về bệnh còi xương suy dinh dưỡng. Còi xương và suy dinh dưỡng là 2 bệnh lý khác nhau, nguyên nhân khác nhau và điều trị cũng khác nhau.

Bệnh còi xương thì nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, xương là bộ phận bị tổn thương chủ yếu. Còn suy dinh dưỡng nguyên nhân là thiếu calo-protein, trẻ thiếu hụt về cân nặng, chiều cao so với tuổi. Ở bài viết này, BlogAnChoi sẽ gửi tới quý độc giả những thông tin và kiến thức cơ bản cần biết về bệnh còi xương trẻ em.

còi xương ở trẻ em
Còi xương và suy dinh dưỡng là hai bệnh lý khác nhau (Nguồn: Internet).

Nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh còi xương là do trẻ thiếu vitamin D làm cơ thể của bé không hấp thu đủ canxi từ đường ruột, từ đó trong máu thiếu canxi, cơ thể có cơ chế khắc phục là huy động canxi từ xương vào máu để bù lại lượng canxi cho máu. Chính vì vậy, xương thiếu canxi, gây hiện tượng còi xương, loãng xương ở trẻ. Thiếu vitamin D có thể do:

  • Thiếu ánh nắng mặt trời: Cơ thể có tiền vitamin D, ánh sáng mặt trời sẽ là yếu tố kích thích tổng hợp vitamin D, tuy nhiên với trẻ em ở vùng núi, mùa đông lạnh, ánh sáng mặt trời yếu hoặc trẻ mới sinh phụ huynh giữ trẻ trong nhà quá lâu, mặc quần áo kín, không cho tiếp xúc với bên ngoài cũng là nguyên nhân.
  • Ăn uống: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ ăn bổ sung sớm, uống sữa bò nhiều để bù cho sữa mẹ đều tăng nguy cơ thiếu vitamin D.
  • Yếu tố khác: Trẻ sinh non hoặc thiếu cân sau sinh, mẹ có tiền sử thiếu vitamin D, trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh rối loạn hấp thu dinh dưỡng,…đều là yếu tố tạo thuận của bệnh còi xương ở trẻ em.
vitamin D
Thiếu vitamin D là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến còi xương (Nguồn: Internet).

Dấu hiệu còi xương ở trẻ

Bệnh còi xương thường gặp vào thời điểm khi hệ xương phát triển mạnh nhất, đó là năm đầu tiên sau sinh. Còi xương biểu hiện trên lâm sàng ở nhiều cơ quan, bộ phận, tùy vào đối tượng và mức độ.

Biểu hiện thần kinh

Còi xương trẻ em có thể được phát hiện sớm bởi các dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật. Vì các rối loạn này thường dễ thấy ngay từ giai đoạn đầu. Mẹ trong quá trình chăm sóc bé cần để ý các bất thường sau: Bé hay ra mồ hôi trộm, hay quấy khóc, khi ngủ hay giật mình, đầu lúc lắc, tóc yếu, thưa, rụng nhiều.

chiếu liếm
Dấu hiệu rụng tóc, chiếu liếm ở trẻ còi xương (Nguồn: Internet).

Biểu hiện hạ canxi máu

Như đã nói ở trên, do máu thiếu canxi nên cơ thể mới cần huy động canxi từ xương đưa vào máu. Tuy nhiên, khi canxi bù không đủ, các biểu hiện hạ canxi máu sẽ xuất hiện ở trẻ. Về mặt cơ chế rất khó để giải thích rõ, nhưng hạ canxi máu gồm những dấu hiệu cơ bản sau:

  • Cơn co giật: Ở trường hợp này, trẻ không sốt mà đột ngột xuất hiện cơn co giật, co giật tứ chi.
  • Cơn tetani: đây là một thuật ngữ y học chuyên ngành, để chỉ hiện tượng co cơ, co thắt ở cổ tay, bàn chân. Lâu dài hình thành nên dấu hiệu bàn tay đỡ đẻ và bàn chân vẹo trong. Cơn tetani thường gặp ở trẻ lớn.
  • Co thắt thanh quản: Đây là dấu hiệu nặng có thể gây tử vong ở trẻ bú mẹ. Thanh quản co thắt làm trẻ khó thở, tím tái, thậm chí ngừng thở.
trẻ còi xương
Trẻ còi xương sẽ có các biểu hiện của hạ canxi máu (Nguồn: Internet).

Biểu hiện ở tứ chi

  • Phình to đầu chi: Một trong những biểu hiện điển hình của bệnh còi xương là phình to đầu chi. Nguyên nhân là do sự tích tụ các tổ chức dạng xương ở những vùng chuyển tiếp, ví dụ như cổ tay, cổ chân.
  • Biến dạng chi: Biến dạng chi có thể là chi trên hoặc chi dưới và thường chỉ gặp ở trường hợp bệnh nặng, bệnh mạn tính. Ở chi dưới sau khi trẻ đã tập đứng, tập đi, trẻ có biểu hiện dạng chân chữ X, chữ O. Ở chi trên thì hiếm gặp hơn, tổn thương chủ yếu ở vùng cẳng tay.
  • Gãy xương tự nhiên: Đây là hiện tượng gãy xương do xương quá yếu. Tuy nhiên kiểu gãy xương này chỉ gây biến dạng chi mà không gây đau đớn quá nhiều cho trẻ.

Biểu hiện ở xương sọ

  • Mềm sọ: Khi bạn ấn vào vùng xương chẩm hay xương đỉnh của bé, bạn cảm nhận được cảm giác bập bềnh như quả bóng bàn. Dấu hiệu này để phát hiện được khá khó, cần phải thăm khám rất kĩ của bác sĩ chuyên khoa. Nó chỉ có ý nghĩa với trẻ trên 3 tháng tuổi.
  • Biến dạng xương sọ: Ở trẻ em dưới 1 tuổi, khi phụ huynh để trẻ nằm quá nhiều, xương vùng chẩm, vùng đỉnh yếu dễ bị biến dạng.
  • Khớp sọ chậm liền: Xương thiếu vitamin D, thiếu chất khoáng hóa nên chậm liền các đường khớp sọ (thóp).
thóp rộng
Trẻ còi xương thường có thóp rộng, khớp sọ chậm liền (Nguồn: Internet).

Biểu hiện ở các xương lồng ngực, xương cột sống, xương chậu

  • Xương lồng ngực: Thấy dấu hiệu “chuỗi hạt sườn”, nguyên nhân do phì đại tổ chức nơi tiếp giáp sụn-sườn.
  • Lồng ngực biến dạng: Lồng ngực lồi lên biểu hiện như hình ảnh ức gà hoặc lõm xuống do sự co kéo của các cơ.
  • Gù vẹo cột sống: Cũng là một biểu hiện của còi xương thể nặng.
  • Xương chậu biến dạng: Trường hợp này ít gặp. Bé gái nếu có dấu hiệu này, việc sinh đẻ sau này có thể gặp khó khăn do bất thường khung chậu.

Các dấu hiệu khác: Một số biểu hiện khác của bệnh còi xương ở trẻ em như răng mọc chậm, nhiều cao răng, sâu răng, cơ nhão, cơ hô hấp yếu, trẻ bú mẹ kém,…

lồng ngực biến dạng
Trẻ còi xương với các dấu hiệu điển hình ở lồng ngực (Nguồn: Internet).

Điều trị còi xương ở trẻ em

Điều trị còi xương ở trẻ em chủ yếu là bổ sung vitamin D và canxi, liều lượng hay thời gian dùng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé và tiên lượng của bác sĩ điều trị. Tuy nhiên, phụ huynh có thể tham khảo các thông tin cơ bản sau:

1. Bổ sung vitamin D

  • Vitamin D ít dùng đường tiêm bắp vì tác dụng chậm nên tiêm sẽ gây đau cho trẻ.
  • Liều thấp: 2000 đơn vị/ ngày: dùng trong vài tuần hoặc vài tháng
  • Đường uống: 5000 đơn vị/ ngày: Thời gian sử dụng là 2 tháng
  • Uống: 600000 đơn vị/ lần: dùng cách nhau 1-2 tháng
  • Dùng liều nhỏ: 400 đơn vị/ ngày: dùng trong nhiều tháng.

Dùng liều cao hay liều thấp, thời gian dài hay ngắn cũng sẽ có ưu điểm, nhược điểm riêng. Dùng liều cao thì hiệu quả nhanh nhưng cần đề phòng nguy cơ ngộ độc. Dùng liều nhỏ sẽ tránh được các tai biến nguy hiểm nhưng nếu phụ huynh không nhớ và sát sao trong lộ trình điều trị thì hiệu quả sẽ giảm. Tìm mua sản phẩm bổ sung vitamin D cho bé.

vitamin D
Bổ sung vitamin D và canxi là quan trọng nhất để điều trị còi xương (Nguồn: Internet).

2. Bổ sung canxi cho trẻ

Việc bổ sung canxi cần được thực hiện trước khi cho trẻ dùng vitamin D. Vì khi vitamin D tăng lên trong cơ thể, kích thích quá trình huy động canxi từ máu vào xương, trẻ có thể gặp biến chứng hạ canxi máu. Canxi hoàn toàn cần thiết bổ sung cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày. Các thực phẩm giàu canxi, phốt pho bố mẹ nên chú ý như: tôm, cá, ngao, ốc, sữa, pho-mát,…

Lộ trình điều trị còi xương ở trẻ cần kiên nhẫn, lâu dài, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tìm mua thực phẩm chức năng bổ sung canxi cho trẻ tại đây.

Phòng bệnh còi xương cho trẻ

  • Từ khi còn trong bụng mẹ cho tới lúc mới sinh, dinh dưỡng của trẻ đều phụ thuộc vào mẹ, chính vì vậy, mẹ cần chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bản thân trong khi mang thai và cho con bú.
  • Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Khi cho trẻ ăn theo công thức cần bổ sung đủ hàm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Nên thêm các thực phẩm giàu canxi vào bữa ăn hàng ngày cho bé.
  • Nếu có chỉ định bổ sung vitamin D thì làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn cần phát hiện và điều trị sớm
điều trị còi xương
Nếu chú ý phòng bệnh thì trẻ sẽ tránh được nguy cơ mắc còi xương (Nguồn: Internet).

Một số bài viết cùng chuyên mục có thể sẽ hữu ích cho cha mẹ:

Hi vọng những thông tin mà BlogAnChoi chia sẻ có thể giúp các mẹ cũng như cả gia đình chăm sóc sức khoẻ của trẻ tốt hơn. Đừng quên truy cập chuyên mục Sức khoẻ của BlogAnChoi để được cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích cho mình bạn nhé!

Xem thêm

Nghiến răng thường xuyên có phải là bệnh? Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Bạn có bao giờ bị nghiến răng trong lúc ngủ? Đó là hiện tượng phổ biến với mọi người nhưng nếu xảy ra thường xuyên và quá mức có thể gây hậu quả như làm vỡ răng, đau hàm và đau đầu khi thức dậy, ngoài ra cũng ảnh hưởng tới những người xung quanh. Vậy nguyên nhân gây ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận